TRẦM CẢM NẢY SINH TỪ CÁC MỐI QUAN HỆ

  22/08/2020

Một nguyên nhân gây trầm cảm nảy sinh từ các mối quan hệ không an toàn

Cô gái được chị đưa đến văn phòng chúng tôi vào một buổi chiều, thoạt nhìn vè bề ngoài, ai cũng nhận thấy cô với một thân hình gầy gò, gương mặt hốc hác, mệt mỏi, xám xịt, bước đi chậm chạp, nặng nề.

Mời cô ngồi xuống, chúng tôi bắt đầu trò chuyện.

Cô nói cô rất lo lắng bởi căn bệnh viêm trực tràng của mình, cô lo bệnh không chữa được mà sẽ biến thành ung thư. Ngoài ra, cô còn mơ hồ cảm thấy mình bị căn bệnh TRẦM CẢM  nhưng không biết có đúng không. Tất cả những lo lắng ấy khiến cô không buồn ăn uống, đêm cũng ngủ không ngon giấc, có những khi không kiểm soát được, cô sẽ khóc lóc, lăn đùng ra ăn vạ, sẽ tự cấu cắn mình, cô biết mình đang hành xử không đúng, nhưng không tự ngăn mình lại được.

Tiến hành test tìm tác nhân gây triệu chứng, chúng tôi thu được kết quả do: TRẦM CẢM NẢY SINH TỪ CÁC MỐI QUAN HỆ KHI CẢM GIÁC KHÔNG AN TOÀN.

Đối với từng trường hợp, chúng ta hiểu thế nào là trầm cảm nảy sinh từ các mối quan hệ mà cảm giác không an toàn.

Cô lưỡng lự một hồi, rồi nhỏ nhẹ nói: “Em kể cho chị nghe nhé, những chuyện mà từ trước đến nay em không dám kể cho ai”

Rồi cô bắt đầu câu chuyện của mình.

“Thật ra, em cảm thấy mình bất ổn từ những ngày lên cấp III, em là một đứa con gái khá truyền thống, ngày còn bé quanh quẩn chơi với các bạn cùng xóm thì không sao, lên cấp 3, bước vào một môi trường mới, chứng kiến các bạn xung quanh nói tục chửi bậy, có những hành vi thân mật…em cảm thấy sốc. Vậy là từ một đứa năng nổ hoạt bát, thành tích học tập tốt, nhiều bạn bè, em bỗng thu mình lại, thấy khó hòa nhập với môi trường xung quanh, bạn bè tiếp cận em, em cũng không màng. Cứ như vậy, dần dần em nhận ra mình không thân thiết được với ai hết, bạn thân từ hồi cấp 1, cấp 2 cũng học lớp khác, trường khác, cũng có những mối quan hệ mới, nên dần dần chúng em không còn hay gặp gỡ, trò chuyện như trước nữa. Em thấy buồn bã và cô đơn vô cùng, nhưng em chẳng biết nói với ai, cũng không dám nói thẳng với bạn bè suy nghĩ của mình mà chỉ biết tỏ ra hờn dỗi.

Cố gắng hoàn thành 3 năm cấp III với cảm giác bị bỏ rơi và cô đơn. Những lần gặp gỡ hay đi chơi cùng bạn thân cũ cũng không còn  vui vẻ đáng chờ đợi nữa, vì các bạn em chỉ toàn nói những câu chuyện trời ơi đất hỡi, chỉ xăm soi người này, mắng mỏ người kia…Em cảm giác mình bị bỏ rơi, mỗi lần như thế, em chán lắm, nhưng tuyệt nhiên không nói gì trước mặt các bạn cả, chỉ cười cười cho qua chuyện.

Rồi khi em thi đỗ Đại Học, năm đầu tiên em đã yêu một người .

Anh ấy lớn hơn em một tuổi, là người cùng xóm. Ban đầu, chúng em thông qua người thân mà quen biết; em và anh ấy cũng chỉ nói chuyện bình thường thôi, nhưng càng nói chuyện, em càng thấy anh ấy hiểu em, cũng khác với những đứa bạn cùng lứa từ trước đến nay của em.

Được một thời gian, anh ấy ngỏ lời muốn em làm bạn gái của anh…..em không đồng ý luôn mà suy nghĩ nhiều lắm, vì từ trước đến nay em chưa từng yêu ai. Tính tình em còn có chút trẻ con, bảo thủ, cổ hủ và truyền thống nữa. Nhưng anh ấy cứ năm lần bảy lượt nhắc đến, lại tỏ ra thương yêu em, nên em mềm lòng, cuối cùng cũng đồng ý. Mặc dù bạn bè và người thân của em đều nói anh ấy không xứng với em vì học hành không tốt, bản thân gia đình anh ấy cũng không đồng ý em vì cho rằng em đồng ý chỉ bởi nhà anh ấy giàu có. Mà chị ơi, thật sự nhà anh ấy đâu có khá giả hơn nhà em đâu.

Yêu rồi em mới biết, trước đây anh ấy từng theo đuổi một trong những đứa bạn thân nhất của em, những tưởng anh ấy năm lần bảy lượt tỏ tình là vì đã quên bạn ấy rồi, nào ngờ khi em đồng ý rồi, anh ấy và bạn em vẫn thường xuyên nói chuyện riêng. Càng khiến em đau lòng hơn là người bạn thân thiết từ tấm bé của em, trước mặt thì khen chúng em đẹp đôi, còn khi nói chuyện riêng với anh ấy lại nói xấu em. Em bàng hoàng, ngỡ ngàng, em không thể tin được…Sao bạn mình có thể như thế???

Còn anh ấy? Sao anh ấy có thể dùng giọng điệu dịu dàng như an ủi người yêu mà nói chuyện với bạn em??? Hai người họ coi em là cái gì??? Lén lút nói chuyện riêng với nhau thì thôi đi, đằng này khi đi chơi với cả nhóm bạn thân của em, ánh mắt của cả 2 khiên cả các bạn khác đều dấy lên nghi vấn, em cũng nhận ra điều đó, nhưng em không dám nói ra. Một bên là bạn thân từ bé, một bên là người yêu đầu tiên nhiều tình cảm. Cách duy nhất thể hiện sự khó chịu của em là giận dỗi, nhiều lần em cũng đòi chia tay, lấy lý do là cả hai chưa hẳn là tình yêu…Mỗi lần như vậy anh ấy đều khóc lóc, hứa lên hứa xuống, xin em tha thứ, và em lại mềm lòng. Cô bạn kia của em cũng nhắn tin khuyên em này nọ, nhưng rồi sau đó, hai người lại nói chuyện với nhau bình thường như không có chuyện gì xảy ra, bạn em lại nói em không ra gì…Nói thật với chị, em đã đòi chia tay không dưới 10 lần, lần nào cũng bị nước mắt và những lời nói ăn năn của anh ấy kéo trở về, và đến khi chia tay thật sự rồi, em vẫn còn hy vọng chúng em sẽ là bạn, dẫu em cảm thấy có chút hận anh ấy….”

Tôi nghe cô gái kể, rồi hỏi em:

“Cho chị hỏi nhé, em có phải từ nhỏ luôn cảm thấy thiếu tình cảm không?”

Cô gái nhìn tôi vội trả lời: “Đúng thế ạ!!! Sao chị biết? Bố mẹ em đều bận công việc, dù lo cho chị em chúng em không thiếu thốn thứ gì, nhưng không có thời gian cho chúng em, chị em em cũng tự nhủ không được phiền bố mẹ, nên từ bé đã tự mình giải quyết chuyện của mình, ít khi chia sẻ với nhau.”…vậy đó chính là nguyên nhân gây trầm cảm nảy sinh từ các mối quan hệ khi mà cảm giác không an toàn đấy.

Tôi nói tiếp:

“Em có để ý không, trong các mối quan hệ của mình em đều thấy thiếu an toàn? Em có những người bạn thân thiết, em có người yêu, em từng chia sẻ những điều em không chia sẻ được với gia đình cho họ, nhưng em lại không hoàn toàn tin tưởng và thấy yên tâm về họ. Chính vì cảm giác khuyết thiếu an toàn đó, em chỉ cho họ nhìn thấy mặt tích cực của mình, em bỏ qua những điều họ khiến em khó chịu, em không dám nói ra tức giận của mình với họ mà chỉ chọn cách hờn dỗi hay tổn thương chính mình…muốn họ nhận thấy để quan tâm em nhiều hơn. Dù họ có phản bội em vẫn mong mọi thứ trở về như cũ, em đơn giản không muốn mất đi những mối quan hệ em nghĩ là mình đã có, em sợ chỉ cần nói ra là sẽ mất đi tất cả…Em cũng không tin tưởng vào tương lai mình sẽ có những mối quan hệ khác tốt đẹp hơn…”

Nghe những lời tôi nói, đôi mắt cô bé rưng rưng:

“Chị nói đúng. Mỗi khi tức giận, buồn bã, cô đơn…em lại hờn dỗi, lăn ra ăn vạ, cấu véo chính mình…mong bố mẹ và mọi người quan tâm, hỏi han, ân cần với em. Mỗi khi đi chơi với bạn, thấy chúng nó nói về người này người kia, em thấy chán lắm nhưng vẫn tỏ ra tươi cười, mỗi khi biết người yêu và bạn thân sau lưng nói chuyện với nhau, em thấy điên lên được, thấy mình bị coi thường, nhục nhã…nhưng em vẫn muốn níu kéo…Để rồi khi có một mình em lại chỉ biết khóc, khóc mệt mỏi cho đến khi thiếp đi, dậy rồi lại khóc, em tự dày vò mình, như để trả thù người khác, những người khiến em buồn đau. Bệnh viêm trực tràng xuất hiện cũng từ khi tâm trạng em bất ổn…và em cũng tự tìm hiểu có thể em đang bị trầm cảm nảy sinh từ các mối quan hệ không an toàn đó dẫn tới.

Tôi hướng dẫn cô thực hành thao tác liệu pháp PERG cài đặt kích hoạt não bộ, chuyển hóa tác nhân gây triệu chứng. Thực hành xong, gương mặt cô nhẹ nhõm hơn, cũng sáng sủa hơn.

Cô hứa sẽ thực hành đều đặn và đến tái khám đúng hẹn. Cô cảm ơn tôi và ra về với nụ cười lạc quan trên môi, nhìn bước đi vững vàng hơn nhiều so với lúc cô bước vào, tôi cũng thấy lòng nhẹ nhàng hơn một chút.

 

CÔNG TY TÂM LÝ PERG

Địa chỉ: Số 91b – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Nhật ký điều trị hỗ trợ TRẦM CẢM RỐI LOẠN LO ÂU

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tamlyperg.vn

 

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok