BỆNH TRẦM CẢM, CĂNG THẲNG VÌ THÓI QUEN LÀM VIỆC

  20/08/2020

Bệnh trầm cảm, căng thẳng vì thói quen làm việc được hiểu như thế nào?

Một thực tế cho thấy 98{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} những người có thói quen làm nhiều việc cùng một lúc chỉ mang lại kết quả rất hạn chế, không mang hiệu quả cao như mong muốn. Có thể gây những biểu hiện giảm sút trí nhớ, rối loạn suy nghĩ, trí nhớ kém, mất trí nhớ tạm thời, hoặc một số triệu chứng của căn bệnh trầm cảm, căng thẳng, rối loạn lo âu.

Cơ chế của não bộ là không thể xử lý nhiều thông tin cùng một lúc. Não phải đưa thông tin, não trái xử lý thông tin, lập trình của não bộ là luôn tập trung một thông tin, xử lý một thông tin sau đó mới tiếp tục nhận thông tin khác để xử lý.

Vậy nên khi bạn làm nhiều việc một lúc có nghĩa bạn đang ép não bộ hoạt động không đúng với lập trình của nó, đây chính là nguyên nhân gây ra não bộ bị rối loạn, lâu dần bị yếu và thái hoá não, làm tổn thương những vùng liên quan đến cảm xúc và ý thức.

Giờ bạn hãy ngẫm lại xem bạn đã từng vừa ăn cơm, vừa xem ti vi cảm giác thật tuyệt vời vừa no vừa vui. Vừa ăn vừa cầm điện thoại, cảm giác hứng thú và đỡ mất thời gian. Vậy một lúc làm nhiều việc đúng hay sai, tốt hay xấu?

Đôi khi mọi người hình thành như một thói quen thường ngày, đôi khi chúng ta tự cho rằng điều đó sẽ giúp cho chúng ta làm việc hiệu quả hơn. Vì trong một thời gian có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ một lúc, bỗng nhiên tự nghĩ mình giỏi giang, nhanh nhẹn hơn người bình thường. Hậu quả là càng ngày, càng ngày càng nhiều người có thói quen không tốt này mà không hề hay biết.

Ví dụ nhé! Bạn đang ngồi làm bản báo cáo của sếp giao cho, có mấy bạn đồng nghiệp nhắn tin muốn đi shopping, từ đó những mẫu váy áo mới nhất, rẻ nhất, đẹp nhất được đưa ra bàn tán và bình luận rôm rả gần hai tiếng đồng hồ, bạn bị cuốn theo những cảm xúc, những ý nghĩ của những bộ váy, trong đầu không thể ngừng nghỉ được. Trong đầu bạn lúc này chỉ toàn là váy áo, không thể quay trở lại với bản báo cáo phải nộp trong ngày hôm nay. Vậy thì bây giờ não bộ của bạn làm sao có thể định hình lại những thông tin của bản báo cáo mà nó đang bận xử lý thông tin mới là những chiếc váy áo, sự thật là não bộ đang lãng phí thời gian cho trạng thái luân chuyển, phân tích dữ liệu mới và cũ.

Bạn có biết khi làm nhiều việc một lúc IQ, EQ, CQ, AQ của bạn sẽ bị giảm, vì khi chúng ta giải quyết vấn đề và ghi nhớ thông tin, chất xám sẽ đưa thông tin và chỉ huy não bộ phải bổ sung lượng lớn Oxy và các dinh dưỡng ổn định để đủ cung cấp cho những noron thần kinh đang hoạt động.

Tại sao bệnh trầm cảm, căng thẳng lại đến vì thói quen làm việc?

Nếu như bạn sử dụng quá nhiều noron cùng một lúc không được chuẩn bị trước, vô tình tự chúng ta sẽ làm hại não bộ, làm chúng yếu dần. Cái gì cũng cần quy tắc, điều hành chuẩn như vậy mới có thể phát huy hết tác dụng, mang tính lâu dài được. Tại đại học London các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có thói quen làm nhiều việc một lúc có thể sẽ bị giảm 15 điểm IQ.

Một nhược điểm lớn của những người có thói quen làm nhiều việc một lúc là ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, triệu chứng mất tập trung sẽ xuất hiện sự căng thẳng, cảm giác chán nản, thất vọng khi làm việc không có kết quả cao. Hoài nghi vào bản thân rằng mình không đủ khả năng làm tốt công việc, cảm giác thiếu tự tin vào chính mình dẫn đến, căng thẳng… Lâu dần sẽ xuất hiện thêm rất nhiều biểu hiện bất thường khác.

Thật tốt làm sao khi bạn tự điều chỉnh dần thói quen tập trung làm một việc một, hãy toàn tâm toàn ý cho một công việc, hoàn thành nó với thời gian tối ưu nhất trong trạng thái tập trung. Bạn sẽ tự cảm nhận công việc mình sẽ tốt hơn, xuất sắc hơn và tràn đầy năng lượng cho công việc.

Làm thế nào để xóa đi bệnh trầm cảm, có được thói quen tập trung vào một công việc?

Đầu tiên hãy hình thành thói quen TẬP TRUNG bằng cách HÍT THỞ, tập trung vào hơi thở để tâm và thân được cân bằng bằng, những bài tập nhỏ như “hít vào bụng phình ra thở ra bụng xẹp lại 10 lần”

Xem xét lý do bạn đang làm việc, mục tiêu của bạn ĐANG là gì ở HIỆN TẠI?

Ví dụ: Mục tiêu của bạn đang viết báo cáo, ngay trong lúc bạn đang làm bản báo cáo bạn bỗng mất tập trung hãy tự nhắc nhở mình “tôi ĐANG viết bản báo cáo , tôi ĐANG tập trung viết bản báo cáo, tâm trí tôi ĐANG mất tập trung, tôi ĐANG tập trung trở lại …” TỰ NHẬN DIỆN NHỮNG SUY NGHĨ HIỆN TẠI giúp cho não bộ không rối loạn bằng cách LẬP TRÌNH MỚI, nhiệm vụ hiện tại đang làm, cái bạn đang làm.

Một nguyên nhân khó hơn nữa khiến bạn mất tập trung, gây ra triệu chứng làm nhiều việc một lúc, đó là do tâm lý bất ổn. Bạn đang có những vấn đề cần thiết phải giải quyết khiến bạn bồn chồn bất an, lo lắng, căng thẳng, không thể tập trung, gây ra tình trạng làm việc nhưng đầu óc nghĩ đến việc khác. Những suy nghĩ về những vấn đề của bạn khiến bạn không đủ tỉnh táo đưa mình trở lại hiện tại.

Bạn cần đến gặp chuyên gia tâm lý để được hướng dẫn các giải pháp giải toả nó, nhận diện những bất ổn khiến TÂM – THÂN bị mất CÂN BẰNG. Tránh tình trạng để quá lâu dẫn đến căng thẳng quá độ gây ra căn bệnh TRẦM CẢM, CĂNG THẲNG do não bộ không được hoạt động theo cấu tạo vốn có.

Liệu pháp PERG có thể giúp bạn THIẾT LẬP SỰ CÂN BẰNG CỦA THÂN – TÂM, bằng phương pháp KÍCH HOẠT NÃO BỘ – CÀI ĐẶT, LẬP TRÌNH CHUYỂN HÓA mọi sự rối loạn do tâm lý mang lại.

Bởi vậy dù bạn có thông minh như thế nào, thì hãy suy ngẫm kỹ lại những thói quen làm nhiều việc một lúc, có thật sự tốt cho não bộ hay không nhé.

– Hãy luôn chăm sóc, bảo vệ não bộ của bạn để phát huy hết khả năng của chúng.

– Hình thành thói quen thể dục não bộ bằng cách tập trung một việc.

– Ngưng ngay thói quen làm nhiều việc cùng một lúc.

– Áp dụng cách làm việc khoa học.

– Giải quyết từng việc để đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.

– Ý thức nhận biết những suy nghĩ lan man; những suy nghĩ lăng xăng trong đầu.

BẠN ĐANG LÀ CÁI BẠN ĐÃ LÀ

BẠN SẼ LÀ CÁI BẠN ĐANG LÀM.

CÔNG TY TÂM LÝ PERG

Địa chỉ: Số 91b – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Bác sỹ, Chuyên gia Tư vấn tâm lý liệu pháp PERG – Giang Vũ: hỗ trợ điều trị các triệu chứng gây ra bệnh TRẦM CẢM, CĂNG THẲNG, RỐI LOẠN LO ÂU..

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tamlyperg.vn

 

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok