CHỨNG TỰ CẮT RẠCH CƠ THỂ – KHÔNG NÊN XEM NHẸ
05/08/2020
Tự rạch, cắt cơ thể là một dạng của chứng tự gây tổn thương. Tự cắt, rạch cơ thể là cách họ đối diện với những cảm xúc không thể chịu đựng nổi hoặc những tình huống họ cho rằng không thể thay đổi được. Thường biểu hiện ở nữ nhiều hơn nam.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LẬP TỨC:
BẤM GỌI 0973.533.248 – 0247.300.0785
(Liên hệ qua điện thoại để đặt lịch tham vấn)
1. Chứng tự cắt, rạch cơ thể là gì?
Tự làm bị thương mình một cách có mục đích, bằng cách sử dụng những vật thể bén nhọn tạo các vết cào, xước hoặc vết cắt lên thân thể. Tự cắt rạch thân thể là một dạng của chứng tự gây tổn thương (self – injury, SI).
Hầu hết những người mắc chứng này là nữ, nhưng đôi khi cũng gặp ở nam. Thường hay bắt đầu vào những năm đầu niên thiếu và một số trường hợp kéo dài đến khi đã trưởng thành.
Người ta có thể cắt rạch trên cổ tay, cánh tay, chân hoặc bụng của họ. Một số người tự gây thương tích bằng cách đốt da với tàn thuốc lá hoặc que diêm đang cháy. Khi các vết cắt hay bỏng này lành, chúng thường để lại sẹo. Những người tự tổn thương có xu hướng che dấu các vết sẹo, do đó, đôi khi không ai biết việc này.
2. Tại sao người ta lại tự tổn thương mình?
Cắt rạch là cách để một số người cố gắng đối phó với nỗi đau từ những cảm xúc mãnh liệt, áp lực mạnh mẽ, hay khi có những trục trặc trong các mối quan hệ. Khi đó họ đang phải đương đầu với những cảm xúc không thể chịu đựng nổi hoặc những tình huống họ cho rằng không thể thay đổi được.
Những người tự làm hại mình không biết cách đối phó với vấn đề. Hoặc kỹ năng đối phó của họ bị lấn át bởi những cảm xúc quá mạnh mẽ. Khi những cảm xúc không được thể hiện một cách lành mạnh, căng thẳng sẽ được tạo nên – đôi khi đến mức không chịu đựng được. Tự cắt rạch có thể là để thoát khỏi sự căng thẳng đó.
Những người tự làm tổn thương đôi khi có vấn đề sức khỏe tâm thần. Tự cắt rạch thân thể đôi khi (nhưng không phải luôn luôn) kết hợp với trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn suy nghĩ và rối loạn hành vi. Nó cũng có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý tâm thần mà làm người ta không kiểm soát được các xung động và có thể bị nguy hiểm không cần thiết. Một số người lại có vấn đề về lạm dụng rượu và ma túy.
3. Chuyện gì sẽ xảy ra với những người tự gây tổn thương?
Hành động tự cắt rạch có thể thành thói quen. Nó có thể trở thành một hành vi ép buộc — nghĩa là nếu một người càng làm một việc nhiều lần, thì họ cảm thấy càng muốn làm điều đó. Não bắt đầu liên kết cảm giác giải thoát khỏi muộn phiền với hành động tự cắt cơ thể, và nó khao khát cảm giác giải tỏa này khi có căng thẳng vào lần sau. Khi cắt rạch trở thành một hành vi ép buộc, lúc đó đã không thể dừng lại. Do vậy, hành động tự cắt rạch có thể xem như một dạng nghiện, khi cảm giác muốn tự tổn hại trở nên không thể cưỡng lại được. Một hành vi kiểm soát ngược lại bạn.
4. Nó bắt đầu như thế nào?
Việc tự cắt thân thể thường bắt đầu với một kích động.
S nói: “Nó bắt đầu khi một cái gì đó thực sự buồn và bạn không biết làm thế nào để nói về nó hoặc phải làm gì. Nhưng bạn không thể khiến tâm trí thoát khỏi cảm giác buồn bã, và cơ thể chịu đựng nỗi đau này. Và bạn cắt cơ thể mình trước cả khi bạn biết điều đó. Sau đó, khi bạn cảm thấy khủng khiếp về một cái gì đó, bạn thử nó một lần nữa – và dần dần nó trở thành một thói quen.”
N, một học sinh trung học người đã bắt đầu cắt tay từ lúc còn là học sinh cấp 2, giải thích rằng đó là một cách để giải tỏa tâm lý khỏi cảm giác bị từ chối và bất lực mà không chịu đựng nỗi:“Tôi không thấy nó có gì xấu vào lúc đầu – chỉ là cách để tâm trí thoát khỏi những thứ quá ư tồi tệ”
Y nói, “Tôi thực sự thích nhìn các vết cứa. Tôi cảm thấy tệ khi chúng bắt đầu lành – và vì vậy tôi sẽ “làm mới lại” bằng cách cứa một lần nữa. Bây giờ tôi có thể thấy nó điên rồ như thế nào, nhưng lúc đó, nó có vẻ hoàn toàn hợp lý với tôi. Tôi đã chỉ nghĩ đến chúng, như thể đó là một bí mật mà chỉ mình tôi biết. Như thể đó là cách để tôi kiểm soát mọi chuyện. Tôi không tự cắt mình nữa, nhưng nay phải đối phó với mấy vết sẹo.”
Việc tự cắt, rạch cơ thể khi phải đối phó với một cảm xúc hay một sự kiện nào đó cho thấy bạn không có hoặc yếu về kỹ năng đối đầu và giải quyết vấn đề, không có hoặc yếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc…Việc tự cắt, rạch cơ thể còn cho thấy, bạn chưa biết YÊU THƯƠNG BẢN THÂN, chưa biết CHẤP NHẬN NHỮNG GÌ NHƯ NÓ ĐANG LÀ.
Liệu pháp tâm lý Perg là phương pháp sử dụng công cụ “TEST CƠ” để tìm ra CHÍNH XÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH trong bạn. Và giúp Bạn TỰ “KÍCH HOẠT NÃO BỘ – CÀI ĐẶT LẬP TRÌNH CHUYỂN HÓA TÁC NHÂN TÂM LÝ TIÊU CỰC GÂY MỌI TẬT BỆNH KHỔ ĐAU của Thân và Tâm.
Liệu pháp tâm lý PERG® là cụm từ viết tắt của phương pháp “Năng Lượng Tâm Thể Liệu Pháp PERG®”do Gs. Ngô Ngọc Diệp phát minh tại Đức và đã được Cục Bảo Vệ Phát Minh và Thương Hiệu Đức công nhận BẢN QUYỀN về Y Học, Y Lý và Y Thuật ngày 11.06.2020.
BẠN ĐANG LÀ CÁI BẠN ĐÃ LÀ
BẠN SẼ LÀ CÁI BẠN ĐANG LÀ(M)
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:
http://perg-nangluongtamthe.com/
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hay khác trên trang: