10 Cách vượt qua nỗi sợ bị từ chối giúp bạn tự tin hơn

  23/02/2023

 

Nỗi sợ bị từ chối là cảm xúc mà hầu như ai cũng đã từng có đôi lần trải qua. Nếu không sớm điều chỉnh, nỗi sợ này có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Do đó cần tìm hiểu các cách vượt qua nỗi sợ bị từ chối để sớm lấy lại sự tự tin và bản lĩnh.

 

Sợ bị từ chối – Vấn đề không của riêng ai

 

Sợ bị từ chối là một trong những nỗi sợ hãi phổ biến và dễ hiểu. Nó dường như trở thành một phần trong cuộc sống của con người. Hầu hết mọi người đều cảm thấy lo lắng và có phần căng thẳng khi đặt mình vào những tình huống có thể dẫn tới việc bị từ chối.

Tuy nhiên với một số người thì nỗi sợ hãi rất mạnh mẽ và trở nên bao trùm. Nỗi sợ bị từ chối có thể tác động sâu rộng tới cuộc sống của một người. Nó thường liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau.

Rối loạn lo âu xã hội có thể liên quan đến nỗi sợ bị từ chối. Bởi những người mắc tình trạng này luôn sợ phải làm hoặc nói điều gì đó xấu hổ, không được yêu thích hay không thể kết nối với người khác.

Ngoài ra, cảm giác sợ bị từ chối còn có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Chẳng hạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), căng thẳng kéo dài…

Ở những người đã trải qua cảm giác bị từ chối một vài lần thì sẽ dễ dàng nhận thấy được nó đã gây ra đau đớn và những ảnh hưởng như thế nào. Chính những trải nghiệm tiêu cực này sẽ kích hoạt lo lắng về việc nó có thể xảy ra một lần nữa.

Lo sợ bị từ chối có thể khiến bạn không dám chấp nhận rủi ro và cản trở bạn đạt được những mục tiêu lớn. Nếu không sớm được kiểm soát thì nỗi sợ có thể ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian. Thậm chí làm gia tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm lý tâm thần.

 

 

Ảnh hưởng của nỗi sợ bị từ chối đến cuộc sống

 

Mỗi người thường sẽ trải qua nỗi sợ bị từ chối theo những cách không giống nhau. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi này luôn có xu hướng ảnh hưởng tới khả năng thành công trong một loạt các tình huống và khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Bao gồm:

 

  • Phỏng vấn xin việc: Sợ bị từ chối có thể khiến cho bạn trở nên thiếu tự tin. Trong khi đó sự tự tin lại chính là chìa khóa mở ra rất nhiều thứ. Nỗi sợ có thể khiến cho bạn tỏ ra yếu đuối và không an toàn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc phỏng vấn xin việc, thậm chí khiến bạn bỏ lỡ các cơ hội tốt.
  • Giao dịch kinh doanh: Nhu cầu gây ấn tượng với người khác luôn hiện hữu trong cuộc sống. Nhất là khi thương lượng giao dịch, thu hút nhà đầu tư hay bán sản phẩm. Tuy nhiên ở những người sợ bị từ chối thì ngay cả việc đơn giản như trả lời điện thoại cũng đã khó khăn với họ.
  • Gặp gỡ những người mới: Những người có nỗi sợ bị từ chối thường cảm thấy rất khó trò chuyện với người lạ. Thậm chí là trò chuyện với bạn của bạn bè. Xu hướng giữ kín bản thân có thể khiến cho bạn khó lòng tạo được mối quan hệ lâu dài với người khác.
  • Vấn đề khi hẹn hò: Nỗi sợ bị từ chối có thể khiến cho một người cảm thấy lo lắng đáng kể trong buổi hẹn hò đầu tiên. Thay vì tìm hiểu đối phương thì họ lại dành toàn bộ thời gian để lo lắng đủ thứ.
  • Vấn đề trong hôn nhân: Trong cuộc sống hôn nhân, dù có hợp nhau đến đâu thì hai vợ chồng cũng không thể đồng ý mọi thứ. Những người có nỗi sợ bị từ chối thường gặp nhiều khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu cũng như lập trường của bản thân. Điều này có thể gây cản trở cho việc tìm kiếm tiếng nói chung.
  • Mối quan hệ đồng nghiệp: Bất cứ ai cũng đều cư xử theo những cách giúp cho họ hòa nhập trong tập thể. Tuy nhiên, áp lực từ đồng nghiệp đôi khi lại đi quá xa. Nó có thể khiến cho những người sợ bị từ chối làm những việc mà bản thân cảm thấy không thoải mái chỉ để tiếp tục là một phần của tập thể.

Tự tin hơn với 10 cách vượt qua nỗi sợ bị từ chối

 

Nỗi sợ bị từ chối có thể sẽ kìm chân và cản bước tiến của bạn. Sự sợ hãi khiến bạn không dám đương đầu với những thử thách mới. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quá lo lắng, có vô số cách giúp bạn đối mặt với nỗi sợ hãi và cải thiện sự tự tin cũng như nâng cao giá trị bản thân.

Dưới đây là 10 cách vượt qua nỗi sợ bị từ chối giúp bạn tự tin tiến bước:

1. Xem việc bị từ chối là một điều bình thường

 

Bạn cần nhớ rằng, sự từ chối là một phần của cuộc sống này. Nó là điều luôn có thể xảy đến với bất cứ ai. Đây hoàn toàn không phải là dấu chấm hết và trái lại nó đôi khi chỉ là một khởi đầu.

Một ví dụ thật đơn giản cho bạn dễ hình dung, bạn đang ứng tuyển xin việc và hàng trăm người khác cũng giống bạn. Bạn ngỏ lời mời ai đó đi chơi thì khả năng họ nói không lên đến 50{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03}. Hãy hiểu rằng, ngoài bản thân ra thì bạn chẳng kiểm soát được ai khác.

Hiểu được rằng, việc bị từ chối là một điều rất bình thường sẽ giúp bạn đối mặt với nó hiệu quả hơn. Bạn cần nhận ra rằng, sự từ chối xảy đến với tất cả mọi người và thế giới này chưa bao giờ chống lại bạn. Khi bạn càng trải nghiệm nhiều thì nó lại càng trở nên bình thường và càng ít đáng sợ hơn.

 

2. Thừa nhận cảm xúc của bản thân

 

Dù bị từ chối vì bất cứ lý do gì thì nó chắc chắn cũng đều khiến bạn đau lòng. Nỗi buồn dường như càng nhân lên nếu bạn là một người nhạy cảm. Đôi khi những người xung quanh có thể đánh giá bạn đang làm quá vấn đề lên.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, chỉ có bạn mới có thể đong đếm được những buồn đau mà mình đang trải qua. Chỉ bạn mới thấu, sự từ chối đã ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn như thế nào. Thậm chí sự từ chối đôi khi còn khiến bạn xấu hổ, lúng túng và bối rối.

Việc mà bạn nên làm là sẵn sàng thừa nhận cảm xúc của bản thân. Bạn có thể chủ động chia sẻ nó với những người thân yêu và đáng tin cậy. Họ sẽ sẵn sàng lắng nghe và cho bạn lời khuyên tốt thay vì phán xét bạn. Điều này giúp bạn đương đầu và kiểm soát được những cảm xúc của mình tốt hơn.

 

 

3. Đối mặt với nỗi sợ bị từ chối

 

Tránh những thức kích hoạt cảm xúc sợ hãi có thể giúp bạn kiểm soát những cảm giác khó chịu tạm thời. Tuy nhiên về lâu dài thì nó lại góp phần làm gia tăng cảm giác sợ hãi. Cuối cùng thay vì đối phó với nỗi sợ bị từ chối thì bạn lại càng trở nên sợ hãi và nhạy cảm hơn.

Do đó, thay vì tránh các tình huống có thể khiến bạn bị từ chối thì hãy tập trung vào việc giải quyết nỗi sợ hãi của bản thân. Khi mà bạn đã có nhiều kinh nghiệm để đối mặt với nỗi sợ hãi của mình thì bạn sẽ nhận ra rằng thật ra mọi thứ ít gây lo lắng hơn so với bạn dự đoán. Điều này củng cố thêm sự tự tin vào khả năng thành công của bản thân.

Khi đã đối mặt được với nỗi sợ bị từ chối thì bạn cũng sẽ sẵn sàng với các thử thách khác. Bạn cần nhắc nhở bản thân rằng, nếu không thử, bạn vẫn sẽ ở yên tại chỗ. Càng thử sức thì khả năng thành công càng gia tăng. Đồng thời tác động tiêu cực của một lần bị từ chối cũng sẽ được giảm bớt. Bạn hãy tiếp tục cố gắng cho tới khi ai đó nói lời đồng ý.

 

4. Tìm kiếm cơ hội “học tập” khi bị từ chối

 

Trên thực tế, việc bị từ chối đôi khi lại là cơ hội để thúc đẩy bạn khám phá và phát triển bản thân tốt hơn. Từ chối không phải kết thúc mà có thể nó lại là một sự khởi đầu. Bạn có thể rút ra được nhiều bài học từ việc bị từ chối.

Thay vì tỏ ra sợ hãi thì bạn hãy củng cố suy nghĩ, sự từ chối giống như một cơ hội để học tập. Ví dụ nếu bạn quyết định ứng tuyển bất chấp việc chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng thì bị từ chối là điều dễ hiểu. Bài học rút ra cho bạn chính là chỉ nên thử sức khi đáp ứng được các điều kiện tiên quyết.

Nếu bạn mời ai đó đi chơi thông qua tin nhắn điện thoại nhưng họ lại từ chối thì có lẽ bạn nên trực tiếp gặp mặt và mở lời sẽ tốt hơn. Có vô số bài học có thể rút ra được từ những lần bị từ chối. Nhờ vậy sẽ thúc đẩy bạn hành động khác đi để tốt hơn trong những lần sau.

Khi biến sự từ chối trở thành cơ hội để học hỏi và thay đổi tích cực thì bạn sẽ bớt sợ hãi và e ngại nó hơn. Mỗi lần gục ngã, mỗi lần thất bại, bạn lại càng thấy mình đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ hơn.

 

 

5. Ý thức được giá trị của bản thân

 

Sự từ chối có thể trở nên đặc biệt đáng sợ nếu bạn quá để tâm đến nó. Chẳng hạn như khi bạn đã hẹn hò với ai đó được một thời gian nhưng đột nhiên họ ngừng liên lạc, bạn có thể sẽ lo lắng và nghĩ rằng mình đã làm cho nhọ chán hoặc họ cảm thấy bạn không còn đủ hấp dẫn.

Tuy nhiên, bạn cần ý thức được rằng, sự từ chối đôi khi đơn giản chỉ là do nhu cầu không phù hợp mà thôi. Vấn đề đôi khi không chỉ nằm ở bạn mà nằm ở người kia hoặc ở cả hai người. Do đó, đổ hết trách nhiệm lên bản thân mình chưa bao giờ là một cách hay.

Ý thức rõ về sự tự tin cũng như giá trị của bản thân sẽ giúp bạn nuôi dưỡng niềm tin rằng bản thân hoàn toàn xứng đáng có được những điều tốt đẹp. Để làm giảm bớt nỗi sợ hãi bị từ chối và tiếp tục tiến về phía trước thì bạn hãy cố gắng xây dựng sự tự tin và giá trị bản thân.

Bạn có thể suy nghĩ về những tình huống và hoàn cảnh khiến mình tự hào nhất về bản thân. Hoặc cũng có thể liệt kê về những cách mà bạn luôn cố gắng thực hiện với mục đích nâng cao giá trị bản thân. Bạn cũng có thể nghĩ về những điều tốt đẹp mà mình sẽ mang lại cho mọi người. Đây đều là những việc đơn giản có thể giúp bạn ý thức rõ hơn về giá trị của bản thân.

 

6. Cải thiện kỹ năng tự điều chỉnh

 

Để sớm vượt qua nỗi sợ bị từ chối thì bạn cần cải thiện tốt kỹ năng tự điều chỉnh của bản thân. Điều này đề cập đến khả năng xác định và kiểm soát cảm xúc cũng như hành vi của bạn.

Trước hết, bạn cần xác định được những suy nghĩ tiêu cực có thể góp phần gây ra cảm giác sợ hãi. Sau đó chủ động thực hiện các bước để điều chỉnh suy nghĩ theo hướng lạc quan và tích cực hơn.

Bạn có thể lựa chọn một số giải pháp thư giãn để có thể làm giảm căng thẳng và điều hòa tâm trí. Chẳng hạn như ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc nhẹ, tắm nước ấm, liệu pháp mùi hương,… Tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh và điều chỉnh suy nghĩ hiệu quả hơn.

 

7. Tập trung vào mục tiêu để vượt qua nỗi sợ bị từ chối

 

Khi đã ý thức được giá trị của bản thân cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận diện được những điểm mạnh của mình. Hãy cố gắng tạo danh sách các mục tiêu cần phấn đấu dựa trên thế mạnh của bạn.

Hãy lên kế hoạch và không ngừng nỗ lực thực hiện nó. Việc có được mục tiêu sẽ giúp bạn tự tin hơn về khả năng trong tương lai cũng như củng cố thêm giá trị của bản thân. Điều này sẽ phần nào giúp bạn giảm bớt đi nỗi sợ bị từ chối.

Nên chia mục tiêu ra thành các bước nhỏ để dễ dàng hơn trong hành trình chinh phục chúng. Từng thành công nhỏ có thể sẽ bảo vệ bạn tốt hơn trước tác động của việc bị từ chối. Bạn nên nhớ rằng, chỉ cần bạn nỗ lực vươn lên thì thành công sẽ đến. Chỉ là đến sớm hay đến muộn hơn đôi chút mà thôi.

 

8. Luôn hướng đến những điều tích cực

 

“Khi một cánh cửa khép lại, một cách cửa khác sẽ mở ra” – chắc hẳn bạn đã từng nghe ở đâu đó câu ngạn ngữ này. Sự thật là như vậy, bị từ chối ở việc này sẽ cho phép bạn tự do thử sức ở các việc khác. Bạn hãy luôn hướng đến những điều tích cực. Bởi đây cũng chính là một cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ bị từ chối.

Có thể trong mắt bạn, cơ hội đó chính là con đường duy nhất đi đến thành công. Nhưng trên thực tế, đích đến sẽ luôn có nhiều hơn một con đường. Cũng giống như một bài toán có thể sẽ có nhiều cách giải. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn đối mặt với nỗi sợ bị từ chối với tâm trí bình tĩnh và thoải mái hơn.

Nếu bạn muốn ứng tuyển ở một vị trí có mức lương cao nhưng lại không thành công thì bạn có thể hướng bản thân đến những điều khác. Lương cao đồng nghĩa với công việc áp lực và nhiều trách nhiệm. Thay vào đó, bạn có những lựa chọn thu nhập vừa phải nhưng lại thoải mái hơn. Liệu điều này có đáng để bạn cân nhắc lại hay không?

Trong chuyện tình cảm cũng thế, nếu bạn bị một ai đó từ chối thì hãy nghĩ rằng thế giới ngoài kia có vô vàn người khác phù hợp hơn. Biết đâu một ai đó mới sẽ xuất hiện ngay trong cuộc đời bạn vào ngày hôm sau. Cứ suy nghĩ tích cực rồi niềm vui và hạnh phúc nhất định sẽ gõ cửa tâm hồn bạn.

 

9. Giữ vững quan điểm và cách nhìn

 

Mặc dù luôn có khả năng hiện hữu nhưng trên thực tế, không phải ở bất cứ tình huống nào thì sự từ chối cũng thành hiện thực. Bạn cần nhớ rằng, bản thân sẽ chẳng thể nào hoàn thành mục tiêu hay chạm đến ước mơ nếu không mạnh dạn tiến về phía trước.

Khi bạn dám đẩy mình ra khỏi vùng an toàn thì khả năng bị từ chối cũng là hoàn toàn thực tế. Tuy nhiên hãy giữ vững quan điểm rằng, bị từ chối chưa hẳn đã là điều tồi tệ. Bởi vẫn có rất nhiều cơ hội khác đang chờ đợi bạn ở phía trước.

Đừng chỉ mãi ôm ấp đến quá khứ, rằng bạn đã từng sợ hãi khi bị từ chối mà hãy hướng đến tương lai. Nếu bạn quá ám ảnh với một tình huống bị từ chối nào đó thì hãy tự hỏi rằng liệu 1 tuần, 1 tháng hoặc 1 năm sau, giây phút này có còn quan trọng đến vậy hay không.

Nỗi sợ bị từ chối có thể khiến bạn trở nên kém tự tin, cảm thấy mọi thứ như đổ sụp. Nhưng bạn hãy ghi nhớ rằng, thời gian qua đi, nó cũng chỉ còn là một điểm nhấn nhỏ nhoi trong cuộc đời bạn mà thôi. Do đó, thay vì bị ám ảnh bởi sợ hãi thì bạn hãy suy nghĩ nhẹ nhàng hơn và không ngừng tiến về phía trước.

 

10. Chăm sóc bản thân

 

Dành thời gian cho bản thân, nỗ lực cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Bạn càng khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí óc thì sẽ càng cảm thấy thỏa mãn với bản thân. Hơn nữa đây còn là điểm tựa vững chắc giúp bạn dễ dàng đối mặt với khả năng bị từ chối.

Cho dù có bất cứ điều gì xảy ra đi nữa thì bạn vẫn phải luôn yêu thương chính mình. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích:

  • Quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe thể chất. Bạn cần chắc chắn rằng bản thân luôn lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Hãy tránh xa các loại thức ăn chế biến sẵn, rượu bia và chất kích thích.
  • Hoạt động thể chất mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục có thể thúc đẩy sản xuất endorphin. Đây là loại hormone tạo cảm giác hưng phấn, vui vẻ. Từ đó giúp gia tăng năng lượng và thái độ tích cực. Tốt nhất nên dành 30 đến 45 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất.
  • Hãy cho phép bản thân có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Bởi căng thẳng có thể làm sâu sắc thêm cảm giác sợ hãi. Bạn có thể thư giãn bằng cách đi bộ, ngồi thiền, tập yoga, làm vườn hoặc tham gia bất cứ hoạt động nào mang lại sự bình yên cho tâm hồn và khỏe khoắn về thể xác.
  • Cần đặc biệt chú ý đến giấc ngủ. Trong nhiều trường hợp, nỗi sợ bị từ chối có thể kích hoạt lo lắng và ảnh hưởng tới giấc ngủ. Hãy cố gắng đi ngủ sớm, vệ sinh giấc ngủ và ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ chất lượng chính là chìa khóa vàng cho một cơ thể khỏe mạnh toàn diện.

Nỗi sợ bị từ chối đôi khi mạnh mẽ đến mức ngăn cản bạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để hướng đến những thử thách. Do đó cần sớm vượt qua nỗi sợ hãi này để lấy lại sự tự tin, lòng tự trọng và củng cố sự bản lĩnh. Hãy xem sự từ chối như là một cơ hội tốt để phát triển thay vì sợ hãi nó.

 

Đọc thêm: Căng thẳng và lo lắng quá mức có thể dẫn tới rối loạn lo âu (tamlyperg.vn)

Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® sẽ giúp bạn CÂN BẰNG CHUYỂN HOÁ nhanh nhất những CẢM XÚC TIÊU CỰC của bạn. Đến với PERG, với sự tư vấn hỗ trợ của các chuyên gia, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân, con người và những phương pháp giúp bạn có thể trở lại phiên bản tốt nhất của mình.

 

……………..

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

 

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok