Trẻ trở nên hay buồn và ít nói: Có phải trẻ đang gặp những vấn đề tâm lý?

  11/05/2024

Trẻ nhỏ trong quá trình trưởng thành luôn thích khám phá và học hỏi mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, nếu một ngày bạn bỗng thấy trẻ trở nên dễ buồn rầu và ít nói hơn bình thường thì đó có thể là do trẻ đang gặp phải những vấn đề tâm lý thậm chí là trầm cảm. Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu về những vấn đề tâm lý khi bỗng nhiên trẻ hay buồn và ít nói nhé!

Trẻ hay buồn và ít nói có phải đang gặp vấn đề tâm lý?

Trong một số trường hợp, có thể trẻ đang gặp nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tự kỷ,… Những bệnh tâm lý tuy chưa xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh. Tuy nhiên những ảnh hưởng như: di truyền, tâm lý, xã hội, đặc là những áp lực đến từ gia đình và học tập có thể khiến tâm hồn trẻ không còn nhiều màu sắc và dễ bị tổn thương. Khi bị tổn thương về mặt tâm lý có thể khiến trẻ trở nên khép mình với thế giới, kể cả với bạn bè và người thân. Từ đó, trẻ dễ dàng rơi vào cảm xúc buồn bã, ít nói hơn, thường xuyên tự nhốt mình trong phòng. Thậm chí, khi gặp vấn đề tâm lý mà trẻ không được phát hiện và chữa trị sớm, trẻ sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và thậm chí là muốn biến mất khỏi thế giới này.

Tại sao trẻ dễ gặp vấn đề tâm lý?

Xuất phát từ môi trường

Trẻ em thường hấp thụ và mô phỏng môi trường xung quanh một cách nhanh chóng. Nếu không có sự hướng dẫn và định hình từ người lớn, trẻ dễ dàng trở nên nhạy cảm và bắt chước các hành vi không tích cực. Ví dụ, trong trường hợp nhà có bố hoặc mẹ mắc bệnh trầm cảm, việc tiếp xúc hàng ngày với người mắc bệnh có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ. Trẻ có thể không nhận biết được rằng việc bố mẹ ít nói, ít giao tiếp xã hội, và trầm tư là điều không bình thường. Điều này có thể tạo ra một môi trường không lành mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của tính cách và hành vi của trẻ.

Đối mặt với những tổn thương trong quá trình trưởng thành

Các sự kiện gây ra chấn thương tâm lý như mất đi người thân, thất bại trong học tập hoặc bị lạm dụng tình dục có thể gây ra những biểu hiện tâm lý không bình thường ở trẻ. Các biểu hiện này có thể bao gồm việc trở nên khép kín, luôn lo lắng hoặc sợ hãi, và giảm giao tiếp với thế giới xung quanh. Nếu không có sự đối thoại và hướng dẫn từ người lớn, trẻ có nguy cơ phát triển những suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến trạng thái trầm cảm.

Áp lực học tập

Trẻ em cần sự cân bằng giữa học tập và vui chơi để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nhiều trẻ đang phải chịu áp lực học tập quá lớn, không chỉ từ nhà trường mà còn từ phụ huynh. Áp lực này thường được thể hiện thông qua việc đặt ra những mục tiêu quá cao, và ép trẻ phải dành quá nhiều thời gian cho việc học. Khi trẻ không đạt được kết quả như mong đợi, sự phê phán và tức giận từ phụ huynh có thể làm mất tự tin của trẻ và gây ra cảm giác xấu hổ và thất bại. Điều này có thể tạo ra những cảm xúc tiêu cực, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm ở trẻ vị thành niên.

Gặp bạo lực học đường

Khi trẻ bị bắt nạt tại trường nhưng không thể chia sẻ với ai hoặc cảm thấy bị bỏ rơi và không quan tâm, họ có thể trở nên tự ti và ngại giao tiếp. Hành động thờ ơ và thiếu quan tâm từ phía phụ huynh có thể làm cho trẻ cảm thấy cô đơn và mất niềm tin vào cuộc sống. Những trải nghiệm tiêu cực này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ trong tương lai.

Cha mẹ nên làm gì để khi con trở nên ít nói và buồn bã?

Trò chuyện cùng con

Khi nhận thấy con có những dấu hiệu tâm lý bất thường nha mẹ hãy bình tĩnh và lắng nghe con. Hãy ngồi lại và cùng chia sẻ để con có thể tâm sự hết các vấn đề mà con đang gặp phải, cũng như cảm xúc hiện tại của con đang cảm thấy thế nào. Đây là phương pháp quan trọng để xác định được chính xác nguyên nhân khiến con cảm thấy tiêu cực và tổn thương trong cảm xúc.

Khuyến khích tiếp xúc xã hội

Trẻ em bị trầm cảm thường có xu hướng tự cô lập và tránh xa các hoạt động xã hội và bạn bè. Tuy nhiên, việc cách ly chỉ làm tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Cha mẹ nên khéo léo thúc đẩy việc tái kết nối của con với xã hội bằng cách khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, du lịch hoặc tham gia các câu lạc bộ, nhóm hoạt động.

Ưu tiên sức khỏe thể chất là ưu tiên hàng đầu

Sức khỏe thể chất và tinh thần có mối liên kết mật thiết. Trẻ hay buồn và ít nói là một dấu hiệu có thể dẫn đến trầm cảm. Trạng thái trầm cảm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu trẻ không có hoạt động vận động, ngủ không đủ hoặc không có chế độ dinh dưỡng cân đối. Trẻ vị thành niên hiện nay thường mắc phải những thói quen không tốt như thức khuya, tiêu thụ thức ăn có nhiều calo và dành quá nhiều thời gian trên điện thoại và máy tính.

Do đó, cha mẹ cần hỗ trợ con bằng cách thiết lập một lối sống tích cực bằng cách thúc đẩy hoạt động vui chơi và thể chất cùng gia đình vào những ngày nghỉ.

Tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý

Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng trầm cảm của trẻ không cải thiện, cha mẹ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý học hoặc chuyên gia về tâm thần sức khỏe. Họ là người có nhiều kinh nghiệm trong các vấn đề tâm lý, chính vì thế họ sẽ biết accs phương pháp để trò chuyện và điều trị hiệu quả cho trẻ.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh tâm lý ở trẻ?

Dành thời gian lắng nghe trẻ

Ở mọi giai đoạn phát triển, việc cha mẹ lắng nghe và chia sẻ với con là vô cùng quan trọng. Bằng cách thường xuyên lắng nghe, cha mẹ có thể hiểu được những khó khăn và niềm vui mà trẻ đang trải qua. Sau khi lắng nghe, họ cần tránh đưa ra nhận xét tiêu cực về quan điểm hoặc vấn đề của trẻ, để trẻ không cảm thấy bị coi thường và tạo ra ảnh hưởng không tốt đến hành vi của trẻ sau này.

Thúc đẩy thói quen tích cực cho trẻ

Khi trẻ trở nên hay buồn và ít nói, cha mẹ nên cùng con thiết lập một lịch trình hàng ngày có tổ chức và khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động vận động, ăn uống cân đối và làm những việc mà trẻ thích. Bằng cách thiết lập những thói quen tốt cho bản thân, cha mẹ có thể làm mẫu cho con học theo.

Đảm bảo sự ổn định sức khỏe tinh thần và thể chất cho trẻ

Trẻ em được nuôi dưỡng trong một môi trường gia đình ấm áp và ổn định thường ít gặp vấn đề về trầm cảm. Cha mẹ cần biết chia sẻ và hỗ trợ con vượt qua những thách thức trong cuộc sống. Họ cũng nên khuyến khích con tự đặt ra các mục tiêu theo khả năng của mình, tránh áp đặt quá nhiều kỳ vọng và áp lực về thành tích học tập.

Tránh cho trẻ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực

Khi con phạm lỗi, cha mẹ hãy dạy con một cách thông minh và khoa học thay vì đánh đập và dạy dỗ trẻ bằng những hành vi tiêu cực. Chẳng hạn, cha mẹ nên hạn chế quát mắng hoặc phê phán trẻ khi chúng gặp sai lầm hoặc không đạt được kết quả như bạn bè. Thay vào đó, họ nên tìm cách giải thích và giáo dục con về hậu quả của hành động. Đối với những suy nghĩ sai lệch của trẻ, cha mẹ cần giải thích nhẹ nhàng mà không làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ.

Nhận biết các biểu hiện và dấu hiệu tiêu cực từ trẻ và gia đình

Trẻ thường cố gắng giấu những vấn đề mà họ đang phải đối mặt. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến các biểu hiện bất thường của trẻ để có thể hỗ trợ và khuyến khích trẻ nói ra. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh trầm cảm, khả năng trẻ bị ảnh hưởng cũng cao. Cha mẹ cần theo dõi tình hình của con mình để phát hiện và ngăn chặn vấn đề này kịp thời.

 

Nhận thấy các vấn đề tâm lý đối với trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu con không được điều trị tâm lý kịp thời có thể để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của con. Khi nhận thấy con bỗng nhiên trở nên buồn bã và ít nói hơn bình thường, cha mẹ hãy dành thời gian để quan tâm và trò chuyện cùng con để kịp thời giúp con cảm thấy ổn hơn.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang rơi vào tình trạng buồn bã thường xuyên hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok