Trẻ trí nhớ kém: Liệu con có đang gặp vấn đề tâm lý gì bất thường?!

  04/05/2024

Trẻ nhỏ trong quá trình trưởng thành, được phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành, không ít trẻ do ảnh hưởng của môi trường và các yếu tố tâm lý, xã hội khác dẫn đến trẻ trí nhớ kém phát triển. Điều này khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống. Vậy cha mẹ nên làm gì khi trí nhớ của con kém phát triển? Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tình trạng suy giảm trí nhớ của học sinh

Suy giảm trí nhớ ở trẻ em và học sinh là kết quả của việc truyền thông tin giữa các vùng não bị chậm trễ, làm giảm chức năng hoạt động của não và dẫn đến mất trí nhớ cũng như suy giảm khả năng tư duy. Hiện tượng này ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là hiệu suất học tập giảm đi so với trước.

Theo nghiên cứu gần đây, có hơn 85{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} người dưới 50 tuổi gặp ít nhất một vấn đề về trí nhớ. Trong đó, tỷ lệ người dưới 30 tuổi chiếm từ 20-30{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03}. Những con số này là một tín hiệu cảnh báo về việc suy giảm trí nhớ không chỉ ảnh hưởng đến người lớn mà còn lan rộng đến các nhóm tuổi trẻ, đồng thời tăng nguy cơ gây ra nhiều vấn đề sau này.

Biểu hiện của trẻ trí nhớ kém

Khó ghi nhớ thông tin

Trẻ thường xuyên quên những thông tin vừa được nghe hoặc đọc, ngay cả khi được nhắc lại nhiều lần. Trẻ cũng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ các chi tiết quan trọng như: tên bạn bè, họ hàng, địa chỉ nhà, số điện thoại,… Hãy chú ý liệu trẻ có mất nhiều thời gian hơn để học tập và ghi nhớ bài vở so với các bạn đồng trang lứa; hay thường xuyên lơ đãng, mất tập trung trong khi học tập hoặc làm việc.

Gặp vấn đề trong việc sắp xếp và tổ chức thông tin

Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian, dễ bị nhầm lẫn giữa các thông tin khác nhau hay thường xuyên gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và sắp xếp công việc.

Kết quả học tập sa sút

Khi trẻ bị trí nhớ kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học. Điểm số bài kiểm tra của trẻ thường xuyên thấp hơn so với năng lực thực sự của trẻ. Trẻ cũng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc theo kịp chương trình học trên lớp hay mất hứng thú với việc học tập. Thay vào đó, trẻ thường xuyên bị mất tập trung và dễ bị thu hút bởi những trò giải trí khác.

Những dấu hiệu khác

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể có một vài dấu hiệu khác như:

  • Hay nói dối hoặc trốn tránh việc thực hiện các nhiệm vụ do quên.
  • Mất đồ đạc thường xuyên.
  • Khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
  • Trở nên cáu kỉnh và dễ bực bội.

Nguyên nhân tại sao trẻ bị trí nhớ kém?

Áp lực học tập

Căng thẳng và stress thường gặp ở trẻ em học sinh do áp lực từ học tập. Cảm giác căng thẳng này có thể làm ức chế thần kinh của trẻ, làm giảm khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức. Dần dần, tốc độ phản ứng, suy nghĩ và khả năng tư duy của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Kết quả cuối cùng là trẻ trở nên phân tán và lơ đãng trong việc học, do trí nhớ suy giảm.

Rối loạn giấc ngủ

Sự suy giảm trí nhớ ở trẻ em thường xuất phát từ rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là khi độ tuổi của trẻ thay đổi. Thiếu ngủ, ngủ không đủ hoặc không ngon giấc có thể làm giảm năng lượng và gây ảnh hưởng đến khả năng nhớ của trẻ. Khi cơ thể không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi, vỏ não của trẻ không thể lưu trữ thông tin ký ức một cách hiệu quả.

Thói quen sinh hoạt không khoa học

Sự suy giảm trí nhớ ở trẻ em cũng có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày bị rối loạn. Thức khuya và dậy sớm hơn bình thường có thể làm giảm thời gian nghỉ ngơi của não bộ, gây ra sự mệt mỏi và suy giảm trí nhớ.

Học quá nhiều

Việc khuyến khích trẻ học tập là tốt, tuy nhiên việc học này cần có chế độ vừa phải và khoa học. Việc học quá nhiều bài tập cùng một lúc có thể làm cho trí não của trẻ quá tải, dẫn đến sự suy giảm trí nhớ.

Chế độ dinh dưỡng

Trong quá trình con phát triển, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con. Chế độ dinh dưỡng không cân đối cũng có thể góp phần vào sự suy giảm trí nhớ ở trẻ em. Thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại Vitamin nhóm B, có thể gây ra mệt mỏi và suy giảm trí nhớ.

Trẻ bị rối loạn cảm xúc

Sự thay đổi tâm lý và cảm xúc trong thời kỳ dậy thì có thể gây ra rối loạn cảm xúc ở trẻ em. Sự ức chế cảm xúc này có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ và góp phần vào sự suy giảm trí nhớ ở học sinh.

Làm gì khi trẻ bị trí nhớ kém?

Thiết lập cho trẻ những thói quen tích cực

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thiết lập một lịch trình hàng ngày chi tiết và rõ ràng. Đặt ra các mục tiêu cụ thể và yêu cầu trẻ tuân thủ chúng một cách nghiêm túc. Điều này sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung và kỹ năng quản lý thời gian. Bên cạnh đó, việc trẻ cần nhớ phải làm gì cũng phần nào giúp trẻ cải thiện trí nhớ.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động bổ ích

Thay vì cho trẻ dành quá nhiều thời gian trước màn hình máy tính hoặc tivi, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tập trung, ghi nhớ và phản xạ nhanh như xoay khối Rubik, xếp hình, giải ô chữ, chơi Lego, và nhiều trò chơi khác.

Thay đổi lối sống lành mạnh

  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là omega 3, sắt, kẽm và các loại vitamin có trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, hạt điều, hạt óc chó, tôm, cua và rau xanh.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu đường, chất phụ gia và các chất kích thích như bánh kẹo, mì gói, pizza, xúc xích, và thực phẩm đóng hộp.
  • Đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh thức khuya và hạn chế thời gian sử dụng tivi, máy tính và điện tử.
  • Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để cải thiện sức khỏe và tăng cường khả năng tập trung và ghi nhớ.

Lắng nghe trẻ

Việc trẻ thiếu sự tập trung và khả năng ghi nhớ kém thường do áp lực học tập quá cao hoặc sự hiểu biết về bài giảng không đủ. Vì vậy, cha mẹ cần dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ cùng con, để hiểu rõ những khó khăn mà con đang gặp phải và hướng dẫn con cách giải quyết chúng một cách hiệu quả.

Xác định rõ năng lực của trẻ

Mỗi đứa trẻ đều có những năng lực và khả năng riêng, và cha mẹ cần phải hiểu rõ điều này. Không nên đặt quá nhiều áp lực lên trẻ, vì điều này có thể làm cho con cảm thấy mất tự tin và thất vọng về bản thân. Thay vào đó, hãy tìm ra những ưu điểm của trẻ và tạo điều kiện cho con phát huy tối đa khả năng của mình.

Gặp các chuyên gia tâm lý

Trong trường hợp con bị giảm trí nhớ do áp lực và các vấn đề tâm lý, cha mẹ cũng có thể đưa con đến gặp các chuyên gia, bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ và giúp đỡ. Họ là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý sẽ giúp con cởi mở và chia sẻ nhiều hơn. Từ đó cha mẹ có thể xây dựng phương pháp điều trị phù hợp với con.

Xây dựng lối sống thế nào để tránh con bị giảm sút trí nhớ

Để giúp con cải thiện và duy trì một trí nhớ tốt, cha mẹ cũng có thể xây dựng cho con một lối sống cùng với những hoạt động lành mạnh. Chẳng hạn như:

  • Thiết lập kế hoạch học tập khoa học cho con để giảm áp lực và căng thẳng.
  • Dạy con những phương pháp giải tỏa căng thẳng và ổn định tâm trạng cho con trong những thời điểm học tập căng thẳng.
  • Hướng dẫn trẻ thực hiện thể dục hằng ngày để cải thiện tuần hoàn máu đến não.
  • Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ, bao gồm các loại hải sản, rau xanh, hạt, nấm, ngũ cốc, sữa, trứng…
  • Khích lệ con tham gia vào các hoạt động xã hội và giải trí ngoài trời, cũng như tham gia vào các nhóm hoạt động để tăng cường tương tác xã hội và vận động cơ thể.
  • Sử dụng các trò chơi trí tuệ để rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, thay vì sử dụng Internet quá nhiều. Đọc sách và tham gia các trò chơi trí tuệ là cách hiệu quả để rèn luyện trí nhớ.
  • Thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ và đảm bảo đủ giấc ngủ, hạn chế việc sử dụng thiết bị điện tử như TV hoặc điện thoại trước khi đi ngủ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho con để phát hiện sớm các dấu hiệu của suy giảm trí nhớ ở học sinh và áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả.

Đảm bảo sức khỏe trí não là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ. Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường của trí nhớ suy giảm, cha mẹ hãy quan tâm và lắng nghe trẻ để xây dựng biện pháp cải thiện sức khỏe kịp thời cho trẻ.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang rơi vào tình trạng bạo lực học đường, là những đứa trẻ bắt nạt hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok