Làm thế nào để thay đổi kiểu gắn bó tâm lý độc hại trong tình yêu?

  30/03/2024

Các kiểu gắn bó tâm lý nếu không được nhìn nhận và thay đổi sẽ rất dễ rơi vào các mối quan hệ độc hại, đặc biệt là mối quan hệ giữa người thuộc kiểu gắn bó lo âu với người thuộc kiểu gắn bó né tránh. Vậy làm thế nào thay đổi kiểu gắn bó tâm lý để bước vào mối quan hệ lành mạnh hơn? Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

Mối quan hệ của các mối kiểu gắn bó trong tình yêu

Những người thuộc kiểu gắn bó an toàn thường có có thể rơi vào mối quan hệ với những người thuộc kiểu gắn bó cùng loại hoặc thậm chí là những người thuộc nhóm lo âu và né tránh. Họ đủ cảm thấy thoải mái với bản thân mình và luôn tràn đầy yêu thương nên họ sẽ cho người lo âu cảm giác được an toàn và một không gian thoải mái cho người né tránh. 

Trong khi đó, người thuộc kiểu lo âu và né tránh lại dễ dàng rơi vào mối quan hệ tình yêu với nhau nhiều hơn là những người thuộc kiểu gắn bó cùng loại. Người thuộc kiểu né tránh rất giỏi trong việc trốn tránh và làm nản lòng người khác, trong khi người lo âu lại quá phụ thuộc và cố gắng bám trụ để ở trong mối quan hệ đó. Họ sẽ rơi vào mối quan hệ kẻ chạy – người đuổi, điều mà cả hai đều cảm thấy thoải mái. Để dễ hiểu, bạn hãy tưởng tượng người đàn ông thuộc kiểu né tránh luôn cố gắng đẩy người phụ nữ thuộc kiểu lo âu ra khỏi cuộc sống của họ, nhưng người phụ nữ ấy sẽ càng ở lại và cố gắng quan tâm nhiều hơn cho tới khi người né tránh chịu thua và cam kết với cô ta. Điều này khiến anh ta có đủ sự độc lập cần thiết và cô ta thì sẽ luôn ở lại chờ đợi anh ta.

Còn những người thuộc kiểu lo âu – né tránh sẽ chỉ hẹn hò với những người giống họ hoặc những người thuộc nhóm lo âu/ né tránh. Những mối quan hệ này thường rất lộn xộn và độc hại (có thể là sự thờ ơ, lạnh nhạt và thậm chí là bạo hành).

Các kiểu gắn bó tâm lý ảnh hưởng đến mối quan hệ như thế nào?

Sự cam kết

Cam kết là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ phát triển. 

Những người thuộc kiểu gắn bó an toàn sẽ có mức độ cam kết cao nhất, trong khi những người thuộc kiểu gắn bó né tránh sẽ thường có vấn đề về sự cam kết hoặc không muốn cam kết. Họ sẵn sàng chấm dứt một mối quan hệ khi thấy sự thân mật quá mức cần thiết. Hoặc, nửa kia sẽ không cảm thấy không được tôn trọng và chủ động chấm dứt trước

Sự tin tưởng và ghen tuông

Sự tin tưởng và ghen tuông có mức độ tác động lẫn nhau, một mối quan hệ tin tưởng thì sẽ hiếm hoặc không có sự xuất hiện của ghen tuông và ngược lại. Điều này bị ảnh hưởng bởi kiểu gắn bó của một người.

Những người thuộc kiểu gắn bó lo âu luôn thiếu cảm giác an toàn nên họ luôn cảm thấy thiếu niềm tin và ghen tuông với nửa kia, khao khát nửa kia chứng minh sự chung thủy của mình. Thậm chí, vài trường hợp còn cố ý làm nửa kia ghen tuông.

Ngược lại, người gắn bó né tránh thường không cảm thấy ghen tuông, còn người gắn bó an toàn ít có cảm giác ghen tuông và rất tin tưởng vào đối phương.

Mức độ thân mật

Trong 4 kiểu gắn bó thì gắn bó an toàn là những người biết cân bằng các mức độ thân mật nhất nhờ khả năng biết yêu thương, khả năng kết nối và giao tiếp và rất tự tin vào bản thân mình nên họ đạt mức độ thân mật cao nhất. Trong khi đó, kiểu lo âu – né tránh là kiểu người có mức độ thân mật thấp nhất bởi họ tự ti với bản thân, không biết tạo môi trường thoải mái cho mối quan hệ và cũng không muốn thân mật với người khác.

Làm thế nào để thay đổi kiểu gắn bó tâm lý của bạn?

Tuy bị ảnh hưởng bởi quá trình trưởng thành, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi kiểu gắn bó của mình trở thành kiểu gắn bó an toàn hơn.

Một người thuộc kiểu lo âu hay né tránh khi rơi vào mối quan hệ trong thời gian dài với người thuộc kiểu an toàn có thể gia tăng mức độ an toàn của mình trong mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu người an toàn không cẩn thận thì họ cũng có thể bị giảm mức độ an toàn khi tiếp xúc quá nhiều và bị ảnh hưởng bởi người thuộc kiểu né tránh và lo âu. 

Trong quá trình sống, họ chịu nhiều áp lực, tiêu cực hoặc chịu cú sốc tâm lý nặng như: ly hôn, mất con, sự ra đi của người thân yêu nhất,… cũng khiến họ trở thành kiểu gắn bó tiêu cực hơn. Cụ thể, người thuộc kiểu an toàn sẽ rơi vào lo âu hoặc né tránh hoặc trở nên thiếu an toàn hơn. 

Chẳng hạn, một người đàn ông an toàn khi bước vào mối quan hệ tình cảm với người phụ nữ lo âu. Tình yêu thương và sự quan tâm, động viên của anh ta trong thời gian đầu sẽ khiến cô cảm thấy an tâm và dần trở nên an toàn, tích cực hơn. Nhưng nếu đột nhiên anh gặp thời gian khó khăn, công việc nhiều áp lực, không còn có thể dành nhiều thời gian cho cô như trước nữa, cô sẽ lại cảm thấy bất an, trách móc và gây áp lực cho anh ta nhiều hơn. Anh ra sức giải thích nhưng cô không thể kiểm soát được cảm xúc tiêu cực và thiếu an toàn của mình dẫn đến anh ngày càng mệt mỏi và né tránh cô hơn. 

Thực tế, kiểu gắn bó của bạn có liên quan đến mức độ tiêu cực/ tích cực trong hình ảnh của bản thân và hình ảnh của người khác. Người an toàn sẽ có cái nhìn tích cực về bản thân và cũng có cái nhìn tích cực về người khác. Trong khi đó, người lo âu sẽ tiêu cực với bản thân (họ nghĩ bản thân không xứng đáng” nhưng lại luôn tích cực và ngưỡng mộ người khác. Người né tránh thì ngược lại so với người lo âu.

Hiểu được điều này, bạn có thể dễ dàng chuyển từ những kiểu gắn bó tiêu cực trở nên an toàn hơn.

Người thuộc kiểu lo âu có thể tập trung vào việc phát triển bản thân, xác định ranh giới lành mạnh và xây dựng hình ảnh cá nhân tích cực. Bạn hãy đối mặt với những tổn thương của mình, học cách chấp nhận bản thân và tự chữa lành cho những tổn thương đó thay vì chờ đợi người khác đến chữa lành cho bạn.

Đọc thêm: Chữa lành đứa trẻ bên trong: Hành trình hàn gắn những tổn thương tuổi thơ 

Người có xu hướng né tránh có thể tập trung vào chủ đề mở lòng hơn đối với người khác và xây dựng mối quan hệ thông qua việc chia sẻ nhiều hơn. Bạn hãy học cách tin tưởng người khác và nhìn nhận người khác một cách tích cực hơn. Hãy đón nhận mọi thứ từ người khác một cách tích cực, bớt cái “tôi” của bản thân và học cách tôn trọng người khác.

Một số người thuộc kiểu lo âu hãy né tránh vẫn có thể thành công và thích kiểu gắn bó của mình: Họ chỉ cần một người để họ dựa dẫm cảm xúc hoặc không cần ai gắn bó bên cạnh cả để thực sự tự do. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, những người có kiểu gắn bó an toàn thì thường hạnh phúc hơn và cảm thấy được nâng đỡ nhiều hơn, có ít nguy cơ mắc trầm cảm hơn, khỏe mạnh hơn, duy trì mối quan hệ bền vững hơn và trở nên thành công hơn những người thuộc nhóm khác. Và chỉ khi bạn trở nên tốt đẹp và yêu thương hơn thì mọi điều tốt đẹp mới đến với bạn, bạn cũng sẽ thực sự hài lòng với cuộc sống của mình. 

Trở thành kiểu gắn bó nào, đó là tùy thuộc vào quan điểm của chính bạn. Chỉ khi bạn thực sự muốn thay đổi và muốn trở nên tích cực hơn thì mọi thứ mới tốt đẹp hơn mới dễ dàng đến với bạn. Hãy trở nên cởi mở và luôn nhớ rằng bên ngoài kia cũng có rất nhiều người mong muốn giúp đỡ và yêu thương bạn.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè có các dấu hiệu cần được thay đổi tâm lý để xây dựng các mối quan hệ xung quanh, có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok