Điều trị bệnh Vô Cảm: Làm thế nào để chữa lành một trái tim “đã chết”?

  06/04/2024

Con người sinh ra khác với những loài sinh vật khác là bởi chúng ta có cảm xúc và lòng yêu thương. Tuy nhiên có những tâm hồn khi trải qua quá nhiều những tổn thương và nỗi đau khiến họ trở nên dần vô cảm, vô cảm với chính họ và người xung quanh. Vậy bạn có biết những dấu hiệu của những trái tim đã héo mòn? Và làm thế nào để điều trị bệnh vô cảm? Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Người vô cảm là những người thế nào?

Những người vô cảm là những người ít bộc lộ cảm xúc của mình và không mấy quan tâm đến cảm xúc của đối phương. Họ thiếu sự đồng cảm và lòng trắc ẩn. Họ cũng thường xuyên sống trong những suy tư, nhu cầu và mong muốn của bản thân họ. Họ không có sự quan tâm đến thế giới, đôi khi còn tỏ thái độ kiêu căng và coi thường người khác. Nghiêm trọng hơn, một số người còn có sự thù địch với người khác hoặc xu hướng có những hành vi bạo lực. Khi tiếp xúc với những người bị vô cảm, nếu không cẩn thận hoặc không thiết lập ranh giới an toàn thì có thể bạn sẽ bị tổn thương, trầm cảm hoặc xuất hiện lòng tự tôn thấp (low self – esteem).

Biểu hiện của người vô cảm

Khó biểu lộ cảm xúc

Chúng ta thường dễ dàng thể hiện mọi cảm xúc vui buồn, hỷ – nộ – ái – ố. Tuy nhiên đối với những người vô cảm, họ thường khó hoặc không biết cách thể hiện những cảm xúc đó ra bên ngoài. Trạng thái của họ thường là ở mức bình thường hoặc dửng dưng, không có những dao động cảm xúc mãnh liệt.

Thờ ơ, vô cảm với những người xung quanh

Trước các sự việc dù là hạnh phúc hay đau buồn của người khác thì những người vô tâm sẽ không bộc lộ nhiều cảm xúc mà thường không quan tâm, không thể đồng cảm hoặc vui cùng người khác. Đặc biệt, trong tình yêu, những người vô cảm thường ít dành sự quan tâm dành cho nửa kia của mình. Họ thường lấy những lý do mệt mỏi hay bận để không thể dành thời gian hay lời quan tâm cho bạn.

Thường công kích và xúc phạm người khác

Những người vô cảm thường không hiểu và không để ý đến cảm xúc của người khác, chính vì thế họ thường nói những lời nói quá đáng, xúc phạm, chì chiết người khác để thỏa mãn cảm xúc của mình. Họ thường lựa chọn những chủ đề nhạy cảm và riêng tư của mọi người làm trò tiêu khiển, chế giễu, coi đó như một hình thức giải trí. Nhưng thực sự những lời nói đó lại ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của đối tượng bị công kích.

Họ cũng thường sử dụng ngôn từ không tôn trọng và lăng mạ người khác. Mục đích để tự cảm thấy an toàn hơn và bảo vệ hình ảnh cá nhân của họ. Họ dễ dàng vượt qua ranh giới của sự tôn trọng để làm tổn thương đối phương, chỉ vì cảm thấy bản thân không ổn và khác biệt với người khác. Điều này dẫn đến việc họ sử dụng những từ ngữ mang tính chỉ trích như một cách để tự bảo vệ lòng tự tôn của chính mình.

Ngăn chặn các hành vi ảnh hưởng đến cảm xúc

Những người giàu cảm xúc luôn có những sự biến chuyển trong tâm lý để gạt bỏ những điều tiêu cực và giúp bản thân yêu thương hơn. Tuy nhiên, những người vô cảm lại không như thế, họ sẽ cảm thấy phiền phức khi phải biểu lộ cảm xúc và yêu thương người khác. Chính vì thế họ sẽ ngăn chặn những hành vi mà họ cho rằng làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của họ.

Liệu yêu thương có thể chữa lành trái tim đã không còn cảm xúc không?

Những người vô cảm vốn dĩ cũng bởi họ chưa từng được yêu thương hoặc trải qua quá nhiều tổn thương nên chọn cách đóng trái tim lại. 

Vì họ đã từng chịu nhiều tổn thương hoặc không biết cách trao yêu thương nên họ thường vô tình hoặc cố ý làm tổn thương những người khác. Vậy làm thế nào để không “đau” khi tiếp xúc với một trái tim không còn cảm xúc?

Hãy chữa lành họ bằng tình yêu và sự chân thành

Những người vô cảm thường có những hành động hoặc phản ứng quá khích để thể hiện bản thân hoặc gây sự chú ý. Tuy nhiên, nếu đối xử với họ bằng sự cáu gắt hoặc tranh cãi sẽ không giải quyết được gì hoặc thậm chí là làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, một tấm lòng trắc ẩn, nói chuyện từ tốn và sự nhẫn nại sẽ là cách hiệu quả để vỗ về “một đứa trẻ chịu nhiều tổn thương”.

Vô cảm chỉ là một trạng thái cảm xúc tạm thời, chúng ta hoàn toàn có thể giúp họ thay đổi. Họ thường tìm đến các cuộc tranh cãi, chì chiết nhau như một cách để giải tỏa căng thẳng, giữ quyền kiểm soát và che giấu nỗi đau bên trong. Có rất nhiều vấn đề sâu kín trong mỗi người mà bạn có thể không nhận ra được. Chỉ có chia sẻ, đồng cảm và thấu hiểu mới có thể giúp bạn cảm nhận được nhiều thứ xung quanh. Điều bạn cần làm là đối xử với mọi người bằng sự tha thứ và lòng từ bi. Điều này giúp bạn tránh được sự rối ren, hoài nghi về cách đối xử không tốt với người khác. Bằng cách truyền đi năng lượng tích cực, bạn sẽ nhận lại những điều tốt đẹp hơn.

Thể hiện sự tự tin và lòng tự trọng

Những người vô cảm thường không chú ý đến cảm nhận của người khác nên họ thường công kích và làm tổn thương người khác bằng lời nói hoặc hành động vô tình của mình. Để tránh khỏi điều đó, bạn hãy phát triển bản thân, thể hiện một thái độ tự tin và lòng tự trọng khi tiếp xúc với đối phương. 

Việc chỉ trích và kỳ thị ai đó thật sự rất mệt mỏi. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc phát triển bản thân và hướng đến tương lai mà bạn muốn chứ không phải qua góc nhìn của người khác. 

Thay đổi cách nhìn về họ

Thay vì cố gắng thay đổi hoặc kiểm soát họ bạn hãy nhìn họ theo một cách nhìn khác. Mỗi người đều có một quan điểm và góc nhìn khác nhau, chính vì thế bạn không cần phải áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Hãy thử một lần đặt bản thân vào vị trí của họ để hiểu rằng tại sao họ lại hành xử như vậy và nguyên nhân nào khiến họ trở nên như vậy. Bạn hãy thử nhìn người khác bằng một thái độ vị tha để hiểu và đồng cảm với mọi người hơn.

Đặt ra ranh giới rõ ràng

Một trong những điều không nên làm khi tiếp xúc với người tiêu cực là rơi vào cùng một tư duy với họ. Những người không tích cực thường chỉ trích người khác về những điểm họ tự ghét hoặc những điều họ không làm được. Bằng cách phản kháng lại sự chỉ trích, bạn đang cho phép bản thân bị cuốn theo hướng tiêu cực. Bạn sẽ là người chịu tổn thương duy nhất khi tham gia vào cuộc chiến vô ích đó.

Trong tình huống này, quan trọng là thiết lập ranh giới rõ ràng cho bản thân. Hãy suy nghĩ và xác định những điều bạn nên quan tâm và những gì bạn cần bảo vệ. Khi bạn biết rõ ranh giới của mình, bạn có thể bỏ qua những lời chỉ trích không mang tính xây dựng và tiếp tục trên con đường phát triển bản thân.

Bảo vệ bản thân là quyền lợi và không ai có quyền phủ nhận con người và tài năng của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào cùng lối suy nghĩ với những người tiêu cực, bạn có thể đánh mất chính mình và gặp những tổn thương không thể khắc phục được như họ đã từng trải qua. Những gì bạn đã xây dựng trong quá trình phát triển bản thân sẽ sụp đổ và bạn sẽ nhận ra rằng mình đã quay trở lại điểm xuất phát. Hãy nhớ rằng bạn đang trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày, vì vậy đừng để những cuộc tranh cãi không đáng có làm mất đi giá trị của bạn.

 

Vô cảm là một trạng thái dễ thường thấy ở con người hiện nay. Đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển cùng những áp lực đến từ công việc và cuộc sống khiến người ta càng khó mở lòng và quan tâm đến cảm xúc của người khác. Hãy thật sự tích cực và cởi mở để có cuộc sống lành mạnh hơn. 

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè có các dấu hiệu của vô cảm hoặc tiếp xúc với người vô cảm, có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok